
THỎA THUẬN THỪA NHẬN ĐA PHƯƠNG IAF MLA
Tổ chức công nhận và các thành viên của Nhóm công nhận khu vực của IAF chỉ được tham gia vào MLA của IAF sau khi đoàn đánh giá đồng đẳng thực hiện đánh giá một cách nghiêm ngặt nhất hoạt động của họ để đảm bảo rằng thành viên đăng ký tuân thủ đầy đủ cả các tiêu chuẩn quốc tế và các yêu cầu của IAF. Một khi tổ chức công nhận là thành viên của IAF MLA thì phải thừa nhận các chứng chỉ được cấp bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp được tất cả các bên ký kết khác của IAF MLA công nhận, với phạm vi thích hợp.
IAF MLA gồm có năm cấp, trong đó cấp 2 và 3 là các phạm vi chính và cấp 4 và 5 là các phạm vi phụ.
MLA của IAF chủ yếu dựa vào MLA của các Nhóm công nhận khu vực được thừa nhận như Hiệp hội Châu Âu về Công nhận (EA), Hiệp hội Công nhận Châu Á Thái Bình Dương (APAC) và Hiệp hội Công nhận liên Châu Mỹ (IAAC), vì chính các nhóm này thực hiện phần lớn hoạt động đánh giá đồng đẳng chứ không phải IAF.
Để tin tưởng vào hoạt động của các Nhóm công nhận khu vực được thừa nhận, IAF đánh giá và chấp nhận quá trình và kết quả của MLA của họ đối với các phạm vi chính như ISO/IEC 17021-1 (Hệ thống quản lý) và ISO/IEC 17065 (Sản phẩm) và liên quan phạm vi phụ.
Các Nhóm công nhận khu vực được thừa nhận được IAF đánh giá bốn năm một lần. Tư cách thành viên của MLA IAF được công nhận là đã thỏa mãn tư cách thành viên của bất kỳ MLA nào của Nhóm công nhận khu vực được công nhận, trong các phạm vi phụ được công nhận.
IAF đang khuyến khích nhiều hơn nữa tổ chức công nhận và thành viên các Nhóm công nhận khu vực tham gia MLA ngay khi họ đã vượt qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các chương trình công nhận của họ đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Kết quả của việc tham gia IAF MLA là các chứng chỉ đánh giá sự phù hợp được cấp trong các phạm vi phụ của IAF MLA bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp được tổ chức ký kết IAF MLA công nhận sẽ được thừa nhận trong chương trình IAF trên toàn thế giới.
Mục đích của MLA
Mục đích của Thỏa thuận thừa nhận đa phương của IAF (MLA) là để đảm bảo sự thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận đã được công nhận giữa các bên ký kết MLA và sau đó chấp nhận chứng nhận được công nhận ở nhiều thị trường dựa trên một sự công nhận.
Chứng chỉ công nhận được cấp bởi các bên ký kết MLA của IAF được thừa nhận trên toàn thế giới dựa trên các chương trình công nhận tương đương của họ, do đó giảm chi phí và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các thành viên tổ chức công nhận của IAF chỉ được tham gia vào MLA sau khi được đoàn đánh giá đồng đẳng thực hiện đánh giá một cách nghiêm ngặt về hoạt động của họ.
Với mục tiêu chiến lược, IAF cam kết tăng cường tính minh bạch của quá trình đánh giá đồng đẳng và kết quả của quá trình này. IAF và các thành viên của tổ chức công nhận cần đầu tư công sức và nguồn lực đáng kể để duy trì tính toàn vẹn và nhất quán của MLA thông qua quá trình đánh giá đồng đẳng.
Dấu MLA
Dấu MLA của IAF có thể được sử dụng bởi các tổ chức công nhận để chứng minh tư cách của họ là một bên ký kết IAF MLA.
Các tổ chức chứng nhận được công nhận cũng có thể sử dụng Dấu IAF-MLA kết hợp với biểu tượng công nhận để sử dụng trên chứng chỉ của họ.
Các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận sẽ có thể biết được liệu tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ có được công nhận bởi tổ chức công nhận là một bên ký kết MLA của IAF hay không.
Việc sử dụng Dấu MLA của các tổ chức công nhận và tổ chức đánh giá sự phù hợp là không bắt buộc và do đó các chứng chỉ từ các tổ chức chứng nhận được công nhận có thể có hoặc không có Dấu MLA.
Phạm vi
Hiện tại, có năm phạm vi chính của IAF MLA: Chứng nhận Hệ thống quản lý, Chứng nhận sản phẩm, Chứng nhận con người, Thẩm định và kiểm định khí nhà kính, Thẩm định và kiểm định.
Các phạm vi phụ được chia thành hai loại (Cấp 4 và Cấp 5),
IAF đã xác nhận các phạm vi phụ sau:
Chứng nhận Hệ thống quản lý:
- Cấp 4: ISO/TS 22003 Food safety management systems– Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems
Cấp 5: ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain - Cấp 4: ISO/IEC 27006 Information technology – Security techniques – Requirements for bodies providing audit and certification of information security management systems
Cấp 5: ISO/IEC 27001 Information technology – Security techniques – Information security management systems – Requirements - Cấp 4: ISO/IEC 17021-2 Conformity Assessment – Requirements for bodies providing audit and certification of management systems – Part 2: Competence requirements for auditing and certification of environmental management systems
Cấp 5: ISO 14001 Environmental management systems – Requirements with guidance for use - Cấp 4: ISO/IEC 17021-3 Conformity Assessment – Requirements for bodies providing audit and certification of management systems – Part 3: Competence requirements for auditing and certification of quality management systems
Cấp 5: ISO 9001 Quality management systems – Requirements - Cấp 4: ISO 50003 Energy management systems – Requirements for bodies providing audit and certification of energy management systems
Cấp 5: ISO 50001 Energy management systems — Requirements with guidance for use - Cấp 4: n.a.
Cấp 5: ISO 13485 Medical devices – Quality management systems – Requirements for regulatory purposes - Cấp 4: ISO/IEC TS 17021-10 Conformity assessment — Requirements for bodies providing audit and certification of management systems — Part 10: Competence requirements for auditing and certification of occupational health and safety management systems
Cấp 5: ISO 45001 Occupational health and safety management systems — Requirements with guidance for use
- Cấp 4: ISO/TS 22003 Food safety management systems– Requirements for bodies providing audit and certification of food safety
management systems, FAMI-QS Rules for Certification Bodies
Cấp 5: FAMI-QS Certification Scheme Code - Cấp 4: ISO/TS 22003 Food safety management systems– Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems, FSSC 22000 Scheme Part 3 – Requirements for the Certification Process, FSSC 22000 Scheme Part 4 – Requirements for Certification Bodies
Cấp 5: FSSC 22000 Scheme Part 2 – Requirements for organizations to be audited
Chứng nhận Sản phẩm:
- Cấp 4: GLOBALG.A.P. Integrated Farm Assurance (IFA) General Regulations
Cấp 5: GLOBALG.A.P. IFA Control Points and Compliance Criteria
Chứng nhận con người:
- Cấp 4: n.a.
Cấp 5: IPC Management System Auditors Certification Scheme
Kiểm tra và kiểm định khí nhà kính:
- Cấp 4: ICAO CORSIA Environmental Technical Manual – Volume IV, ISO 14064-3 Greenhouse gases – Part 3: Specification with guidance for the validation and verification of greenhouse gas assertions, ISO 14066:2011 Greenhouse gases – Competence requirements for greenhouse gas validation teams and verification teams
Cấp 5: ICAO CORSIA SARPs – Annex 16 Volume IV
Phạm vi chính có nghĩa là chứng chỉ ‘đáng tin cậy như nhau’ vì các tổ chức đánh giá sự phù hợp đều tuân thủ cùng một tiêu chuẩn.
Phạm vi phụ có nghĩa là các chứng chỉ là ‘tương đương’ vì hệ thống quản lý, sản phẩm, dịch vụ hoặc con người cùng tuân thủ cùng một tiêu chuẩn.
CÁC NHÓM CÔNG NHẬN KHU VỰC

Nền kinh tế: | Africa |
Tổ chức: | |
Liên hệ:
| African Accreditation Cooperation Telephone: +27 12 740 8539 IAF MLA Phạm vi chính Chứng nhận Hệ thống quản lý – ISO/IEC 17021-1 Phạm vi phụ Cấp 4 MS: ISO/TS 22003 – 06 Sep 2018 Cấp 5 MS: ISO 22000 (FSMS) – 06 Sep 2018 |

Nền kinh tế: |
Americas |
Tổ chức: | |
Liện hệ: | Inter American Accreditation Cooperation Telephone: +1 336 782 3808 IAF MLA Phạm vi chính Chứng nhận Sản phẩm – ISO/IEC 17065 – 05 May 2011 Phạm vi phụ Cấp 4 Sản phẩm: GlobalG.A.P. IFA General Regulations – 22 May 2014 Cấp 5 Sản phẩm: GlobalG.A.P. IFA CPCCs – 22 May 2014 |

Nền kinh tế: |
Arab Region |
Tổ chức: | |
Liện hệ:
| Arab Accreditation Cooperation Telephone: +212 537 274 548, +212 537 274 500 IAF MLA Phạm vi chính Chứng nhận Hệ thống quản lý – ISO/IEC 17021-1 Phạm vi phụ Cấp 4 MS: ISO/TS 22003 – 25 Oct 2017 Cấp 5 MS: ISO 22000 (FSMS) – 25 Oct 2017 |

Nền kinh tế: |
Europe |
Tổ chức: | |
Liên hệ: | European co-operation for Accreditation Telephone: +33 (0)1 40 21 24 62 IAF MLA Phạm vi chính Chứng nhận Sản phẩm – ISO/IEC 17065 – 09 Oct 2004 Phạm vi phụ Cấp 4 Sản phẩm: GlobalG.A.P. IFA General Regulations – 22 May 2014 Cấp 5 Sản phẩm: GlobalG.A.P. IFA CPCCs – 22 May 2014 |
Nền kinh tế: |
Pacific |
Tổ chức: | |
Liện hệ: | Asia Pacific Accreditation Cooperation Incorporated Telephone: +61 466 262 372 IAF MLA Phạm vi chính Chứng nhận Sản phẩm – ISO/IEC 17065 – 09 Oct 2004 Phạm vi phụ Cấp 4 Sản phẩm: GlobalG.A.P. IFA General Regulations – 22 May 2014 Cấp 5 Sản phẩm: GlobalG.A.P. IFA CPCCs – 22 May 2014 |
Nền kinh tế: |
Southern Africa |
Tổ chức: | Southern African Development Community Cooperation in Accreditation (SADCA) |
Liện hệ: | Southern African Development Community Cooperation in Accreditation Telephone: +27 12 740 8537 IAF MLA Không tham gia |