Uncategorized @vi

VACI đạt thỏa ước thừa nhận lẫn nhau ILAC/APAC-MRA đối với chương trình đánh giá công nhận năng lực phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

Ngày 04/07/2023, Tổ chức Hợp tác Công nhận châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đã gửi thư chúc mừng Viện Công Nhận Chất Lượng Việt Nam (VACI) chính thức trở thành thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA (Mutual Recognition Arrangements), của APAC đối với chương trình đánh giá công nhận năng lực phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Như vậy, VACI là 1 trong 3 tổ chức công nhận tại Việt Nam đã đạt được thỏa ước thừa nhận lẫn nhau về chương trình đánh giá công nhận cho phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn theo ISO/IEC 17025 (VALAS).

Chứng nhận APAC-MRA đối với chương trình đánh giá công nhận ISO/IEC 17025 của VACI

Thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA

Những tổ chức ký thỏa ước này cam kết ủng hộ sự thừa nhận, chấp nhận giấy chứng nhận và báo cáo kết quả của các tổ chức công nhận đã ký MRA.Thông qua các phương tiện truyền thông của MRA, năng lực của các tổ chức được công nhận được đảm bảo như nhau và yêu cầu về đánh giá nhiều lần được hạn chế hoặc loại bỏ. Điều này có nghĩa, nhà cung cấp chỉ cần một chứng chỉ hoặc một báo cáo để thỏa mãn thị trường cũng như các nước mà tổ chức ký thỏa ước MRA làm đại diện.

MRA trong lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn

Về lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn, ở tầm quốc tế hiện có thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của ILAC-MRA. Trong đó, ILAC (International Laboratory Accreditation Cooperation) là Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế hoạt động dựa trên chuẩn mực ISO/IEC 17011 và thực hiện công nhận năng lực phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn theo ISO/IEC 17025; phòng xét nghiệm y tế theo ISO 15189; các tổ chức giám định theo ISO/IEC 17020. Thông qua việc ký kết thỏa ước giữa các phòng thí nghiệm trên thế giới sẽ nhận biết được dấu hiệu của sự thừa nhận lẫn nhau “ILAC-MRA” in trên phiếu kết quả.

Ở tầm khu vực, hiện có thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của APAC – MRA (Asia Pacific Accreditation Cooperation). Một trong những vai trò chính của APAC là mở rộng thỏa thuận công nhận lẫn nhau và hài hòa hóa các hoạt động công nhận trong khu vực. Các kết quả đánh giá sự phù hợp được công nhận bởi các cơ quan đánh giá sự phù hợp này được chấp nhận trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quốc tế. Lý do vì APAC – MRA chính là sự kết hợp của APLAC – MRA đã được ký vào năm 1997 và Thỏa thuận công nhận đa phương PAC được ký vào năm 1998. Các bên ký kết của APAC – MRA là thành viên đầy đủ của APAC.

APAC là tổ chức hợp tác khu vực được thừa nhận bởi Diễn đàn công nhận quốc tế (International Accreditation Forum, viết tắt là IAF) và tổ chức Hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation – ILAC), nên các bên ký kết APAC – MRA cũng được thừa nhận theo Thỏa thuận đa phương IAF – MLA và ILAC – MRA. Điều này góp phần mở rộng sự thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp được công nhận ngoài Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm hầu hết các nơi trên thế giới. APAC – MRA tạo thành một mạng lưới các tổ chức đánh giá sự phù hợp khu vực (ví dụ như phòng thí nghiệm, cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận,) được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã được đánh giá đồng đẳng. APAC – MRA dựa trên kết quả đánh giá chuyên sâu của từng tổ chức công nhận được thực hiện theo quy trình chi tiết trong các tài liệu kỹ thuật có liên quan của APAC.

(Hình ảnh tiếp đoàn đánh giá thừa nhận tại văn phòng VACI ngày 10-14/01/2023)

Mạng lưới này tạo điều kiện cho việc chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp trên toàn khu vực, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và mục tiêu thương mại tự do của các hoạt động thử nghiệm/ kiểm tra/ chứng nhận. Đạt thỏa ước APAC – MRA đồng nghĩa với việc, tổ chức đó đã chứng minh rằng, hệ thống quản lý được thiết lập, duy trì phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đối với các tổ chức công nhận ISO/IEC 17011. Và với việc đạt được thỏa ước thừa nhận lẫn nhau APAC/MRA cho chương trình đánh giá phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn theo ISO/IEC 17025, đây tiếp tục là một bước tiến mới trong việc hội nhập với các hiệp hội và diễn đàn công nhận trong khu vực cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó mang lại cho các khách hàng của VACI những thuận lợi vượt trội, giúp khách hàng khẳng định chất lượng và tăng cường năng lực hoạt động, có lợi thế hơn trong việc tham gia đấu thầu các dự án quốc tế do phạm vi kết quả công nhận đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *